Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao huyết áp - Sau khi phát hiện và điều trị bệnh cao huyết áp. Chúng ta chỉ uống thuốc thôi vẫn chưa đủ, một điều quan trọng nữa là chăm sóc sức khoẻ cho người cai huyết áp như thế nào?

Có một bữa ăn hợp lý và chế độ ăn cân bằng mỗi ngày. Bệnh nhân nên chú ý để đảm bảo dinh dưỡng, phòng tránh bệnh tật. Dưới đây là một vài loại thịt- rau- củ- quả cực tốt cho chế độ chăm sóc sức khoẻ cho người cao huyết áp. 
Chăm sóc sức khoẻ cho người cao huyết áp
Chăm sóc sức khoẻ mỗi ngày

Nên ăn rau muống : Khi đau đầu bạn cũng có thể ăn rau muống vì nó là loại rau chứa nhiều caxi rất tốt để duy trì áp lực và điều hoà huyết áp cho cơ thể.
Cải cúc: Nấu cải cúc với thịt băm hoặc say sinh tố để lấy nước uống hàng ngày cũng rất tốt cho sức khoẻ, phòng chống bệnh tật
Cà chua: Loại quả giàu vitamin C và P, vì vậy nên ăn hoặc uống nước sinh tố cafe.

Tỏi: Không chỉ là loại gia vị thơm ngon, có tác dụng khử các mùi hôi mà tỏi còn có công dụng để giảm lượng mỡ trong máu. Nên sào rau muốn với tỏi hoặc có thể trực tiếp ăn tỏi sống giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Chăm sóc sức khoẻ cho người cao huyết áp
Tỏi có rất nhiều công dụng

Không nên ăn các loại
Thực phẩm hoặc đồ ăn mặn chứa nhiều muối: Muối có natri làm tim đập nhanh, huyết áp tăng cao.
Thịt gà: Trong thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, ăn nhiều kiến tăng huyết áp và tăng cholesrol trong máu.
Chăm sóc sức khoẻ cho người cao huyết áp
Cao huyết áp nên và không nên ăn gì?
Thịt chó: Trong thịt chó chứa rất nhiều đạm, không tốt cho người cao huyết áp
Và các loại phủ tạng động vật khác: như tim, gan, phổi..... các chất chứa trong nó sinh ra độc tố


Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Những tác hại nghiệm trọng của việc bỏ bữa sáng - Bữa sáng là quan trọng nhất trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có một khẩu phần ăn hợp lý không sẽ gây ra những tác hại khôn lường tới sức khoẻ.

Để khởi đầu một ngày làm việc tràn đầy năng lượng. Bạn chỉ cần đi bộ hoặc tập một vài động tác đơn giản hàng sáng và sau đó là có bữa ăn bổ dưỡng. Đó đã giúp bạn khoẻ khoắn rồi đấy. Đối với nhiều người còn không có thói quen ăn sáng, họ nghĩ sai rằng bữa sáng là không cần thiết. It trong số đó còn không ăn sáng bởi họ thức dậy muộn, không kịp giờ làm hoặc ít nữa là muốn giảm cân. Và rồi cơ thể mệt mỏi, yếu ớt trong cả buổi sáng đó đến trưa bạn lại ăn nhiều hơn, vì đói nên hầu hết các món bạn sẽ đều cảm thấy ngon miệng.  Thói quen ngày hàng ngày như vậy, đến một ngày nào đó chợt chúng ta nhận ra rằng việc bỏ bữa sáng sẽ gây ra tác hại như thế nào !

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Thuốc mỡ (dạng cream bôi) chứa corticoid là những chế phẩm có tác dụng tốt và nhanh trong điều trị một số bệnh ngoài da, sẩn ngứa, dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh… Người ta thường dùng các corticoid tổng hợp có hoạt phổ mạnh, có hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ để điều trị các bệnh ngoài da.

Dược lý và cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng của các corticoid dùng tại chỗ là do phối hợp 3 tính chất quan trọng: chống viêm, chống ngứa và tác dụng co mạch.

Rối loạn xuất tinh là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, bệnh không những ảnh hưởng đến đời sống tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có hướng điều trị đúng và hiệu quả.

Rối loạn xuất tinh ở nam giới thông thường bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng…

Xuất tinh sớm
Xuất tinh sớm gây ra các hậu quả tiêu cực cho bản thân như chán nản, bực bội, tránh quan hệ tình dục”. Yếu tố quan trọng nhất đánh giá xuất tinh sớm là thời gian từ lúc dương vật được đưa vào âm đạo cho tới khi xuất tinh, còn được gọi là thời gian chờ xuất tinh trong âm đạo (IELT). Với định nghĩa của Hội Y học giới tính thế giới, thời gian 1 phút được xem là mốc để đánh giá việc xuất tinh có bị sớm hay không.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra xuất tinh sớm thường được nghĩ là do yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, yếu tố tâm lý như lo âu thường gây ra giảm ham muốn, rối loạn cương và chậm xuất tinh chứ không dẫn đến xuất tinh sớm; còn sự phấn khích quá mức chỉ gây ra xuất tinh sớm tạm thời chứ không dẫn đến xuất tinh sớm hằng định. Ngày nay, xuất tinh sớm được nghĩ là do sự tăng nhạy cảm của dương vật hay rối loạn thụ thể 5-Hydroxytryptamine (5-HT) tại trung tâm kiểm soát xuất tinh ở não.
Điều trị
Thuốc tê thoa qui đầu:
Thuốc tê thoa tại chỗ như kem hay thuốc xịt lidocaine và prilocaine làm giảm cảm giác qui đầu để làm tăng khả năng kiềm chế sự xuất tinh. Tuy nhiên, thuốc tê thường gây giảm sự cương cứng, có thể gây cảm giác “bì bì” ở dương vật và nếu nó ngấm qua âm đạo thì cũng gây cảm giác tê rần ở âm đạo.
Các PDE5i (sildenafil, vardenafil, tadalafil, udenafil, avanafil): Đây là những thuốc dùng trong điều trị rối loạn cương. Do vậy, các thuốc này có thể có hiệu quả ở những người vừa bị rối loạn cương, vừa bị xuất tinh sớm; các trường hợp khác ít hiệu quả.
Các SSRI: Các thuốc này có thể uống mỗi ngày, ví dụ paroxetine (20 – 40mg), sertraline (50 – 100mg) và fluoxetine (20 – 40mg). Clomipramine (10 – 50mg), một thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng có tác dụng tốt trong điều trị xuất tinh sớm. Tác dụng phụ của chúng là mệt mỏi, ngáp, buồn nôn, nhược cơ, run, phân lỏng. Những tác dụng phụ này thường xuất hiện trong tuần đầu và mất dần trong 2-3 tuần. Đôi khi chúng còn gây giảm ham muốn tình dục và giảm vừa phải độ cứng dương vật; khi ngưng thuốc thì các tình trạng này cũng mất đi. Ngoài ra, các thuốc này cũng có thể uống theo nhu cầu, khoảng 5 giờ trước khi giao hợp có thể giúp kéo dài thời gian xuất tinh.
Tất cả những thuốc kể trên đều là thuốc điều trị xuất tinh sớm không chính thức (off-label). Thuốc uống đầu tiên được chính thức công nhận là thuốc điều trị xuất tinh sớm nguyên phát theo nhu cầu, cho nam giới từ 18-64 tuổi là dapoxetine, đã được 2 nước Phần Lan và Thụy Điển cho phép lưu hành từ ngày 10/2/2009. Dapoxetine cũng là một thuốc thuộc nhóm SSRI, nhưng có thời gian tác dụng nhanh nên chỉ cần uống trước khi quan hệ 1-3 giờ và thuốc cũng mau bị thải ra khỏi cơ thể.
Chậm xuất tinh, không xuất tinh
Không xuất tinh là sự không tiết tinh vào niệu đạo sau. Bất cứ thuốc hay thủ thuật nào làm hư hại sự cung cấp thần kinh giao cảm cho ống dẫn tinh và cổ bàng quang, thần kinh thân thể ly tâm tới sàn chậu hay thần kinh thân thể hướng tâm tới dương vật đều có thể gây không tiết tinh hay chậm xuất tinh. Chậm xuất tinh hay không xuất tinh gây ra sự bức bối, mệt mỏi cho bệnh nhân và cả bạn tình.
Nguyên nhân có thể là chấn thương tủy sống (trên L10), cắt hạch giao cảm (sympathectomy) chức năng có thể do bệnh thần kinh đái tháo đường hay do phẫu thuật cắt đại tràng, trực tràng, phình động mạch chủ bụng và các bệnh lý mạch máu ngoại khoa khác, cắt tuyến tiền liệt mở và nạo hạch sau phúc mạc do ung thư tinh hoàn. Lo âu cũng là một yếu tố gây chậm xuất tinh hay không xuất tinh. Những người sử dụng các thuốc chống trầm cảm (như SSRI) cũng là nguyên nhân gây chậm xuất tinh hay không xuất tinh.
Điều trị: cần quan tâm đến hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân để làm giảm lo âu. Nếu bệnh nhân đang sử dụng SSRI thì cần ngưng thuốc này, chuyển sang nhóm chống trầm cảm khác ít gây ảnh hưởng trên sự xuất tinh và tình dục như trazodone.
Nếu bệnh nhân không đang sử dụng SSRI: Thuốc điều trị chậm xuất tinh hay không xuất tinh là những chất đồng vận α như phenylephrine. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công khá thấp (dưới 30%).
Xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng là sự tống xuất của tinh dịch trong niệu đạo sau vào bàng quang, hoàn toàn hay một phần. Xuất tinh ngược dòng là do hư hỏng cơ chế đóng – mở cổ bàng quang, thường do phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt gây ra (phẫu thuật mổ hay nội soi). Bệnh nhân vẫn có cảm giác cực khoái, dù có giảm ít nhiều, một phần do tuổi cao.
Điều trị xuất tinh ngược dòng bằng các chất giống giao cảm có thể có hiệu quả như pseudoephedrine, ephedrine, phenylpropanolamine. Các chất này kích thích sự phóng xuất norepinephrine (noradrenaline) từ các tận cùng thần kinh và cũng có thể kích thích trực tiếp trên cả các thụ thể α và β adrenergic. Imipramine, ức chế sự tái hấp thu của norepinephrine cũng có thể có hiệu quả.
Ngoài ra, nam giới lớn tuổi thường hay gặp xuất tinh khô, nguyên nhân do xuất tinh ngược dòng, suy tuyến sinh dục, tắc ống phóng tinh, bất sản túi tinh hai bên.

Đầy hơi, trướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Thông thường, chứng đầy hơi xảy ra khi thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen hay nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzyme lactase, suy tuyến tụy. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, khi sử dụng một số loại thuốc liều cao, kéo dài có thể dẫn tới tình trạng này.

Vitamin E
Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu cám, dầu lạc, trong các hạt nảy mầm, trong rau xanh; được hấp thu qua niêm mạc ruột và cần có sự nhũ hóa của acid mật.
Vitamin E có rất nhiều tác dụng quan trọng, trong đó có tác dụng chống ôxy hóa bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, vitamin A, selen nhất là có tác dụng bảo vệ vitamin A không bị ôxy hóa.
Chính vì tác dụng chống ôxy hóa mà hiện nay, việc sử dụng vitamin E trong điều trị nhiều khi bị lạm dụng. Do đó cần phải lưu ý, khi dùng liều cao, kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy…

Sắt
Sắt hằng ngày cung cấp cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn như gan, tim, trứng, thịt nạc, hoa quả. Ở người bình thường, nhu cầu sắt khoảng 0,5 – 1mg trong 24 giờ, nhưng tăng lên gấp đôi ở phụ nữ khi hành kinh và tăng lên 5 – 6 lần ở phụ nữ mang thai.
Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mạn tính, rong kinh, trĩ, nhiễm giun móc, phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú.
Tuy nhiên cần chú ý, khi dùng đường uống, thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng lợm giọng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi… khi dùng đường tiêm có thể gây nhức đầu, buồn nôn, sốt và đặc biệt khi dùng quá liều có thể gây tử vong.
Canxi
Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, tham gia vào hầu hết các quá trình của sự sống và canxi còn có tên gọi là “nguồn gốc của sự sống”.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có thể duy trì chế độ ăn uống để cung cấp đủ canxi, nhất là với các đối tượng có nhu cầu canxi cao hơn bình thường như phụ nữ có thai, trẻ em đang phát triển, người cao tuổi… khi đó cần phải sử dụng canxi bổ sung dưới dạng thuốc. Nhưng bên cạnh tác dụng tích cực, khi dùng canxi bổ sung có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:
Đầy hơi: Đây là tác dụng phụ thường gặp và thường xảy ra khi mới bắt đầu sử dụng calcium bổ sung. Khi đã quen dần với liều lượng bổ sung calcium hằng ngày, sự đầy hơi cũng không còn xảy ra.
Buồn nôn và nôn: Bổ sung calcium liều cao lúc bụng đói có thể gây buồn nôn và nôn. Điều này gây ảnh hưởng tai hại cho hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, cần phải giảm liều lượng bổ sung calcium.
Táo bón: Đây cũng là một tác dụng phụ “kinh điển” của việc bổ sung calcium, với hệ lụy là tích lũy độc chất trong cơ thể gây trướng bụng và đau bụng.
Vitamin D
Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7 trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, trong đó D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu vitamin D của cơ thể.
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là canxi và phosphat; nó làm tăng hấp thu canxi và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Do vậy, vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ em. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng… người lớn sẽ bị loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy…
Tuy nhiên, khi nào bổ sung và bổ sung như thế nào cần có ý kiến thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng thuốc, vì bên cạnh các tác dụng như trên, nếu dùng thuốc không đúng có thể gây chứng tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, thậm chí sỏi thận, tăng huyết áp, đau nhức khớp; có thể gặp tình trạng ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy và đặc biệt là tình trạng trướng bụng đầy hơi.

Nhóm thuốc có đuôi “statin” như: atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin… là một trong 4 nhóm thuốc hạ mỡ máu (còn gọi là thuốc trị rối loạn lipid huyết) được dùng phổ biến hiện nay. Tuy vậy, nhóm thuốc này luôn được các nhà khoa học lưu ý tác dụng phụ của chúng.


Trong các nhóm thuốc điều trị mỡ máu hiện có nhóm statin được thầy thuốc và người bệnh ưa dùng hơn cả. Những thuốc được dùng nhiều là atorvastatin và simvastatin. Gần đây, rosuvastatin lại nổi lên như một loại thuốc có tác dụng với nhiều nguyên nhân cơ bản gây chứng rối loạn lipid huyết và ít tác dụng phụ. Các thuốc thuộc nhóm này thường có tương tác với nhiều loại thuốc, làm tăng lượng đường máu độc với gan, suy giảm nhận thức… Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) thường xuyên theo dõi và đưa ra cảnh báo:
Tháng 2/2010: đưa simvastatin vào danh sách 27 loại thuốc cần giám sát về độ an toàn.
Tháng 3/2010: cảnh báo một số tai biến khi dùng liều cao atorvastatin, simvastatin với các chất ức chế đồng phân P450 như: kháng sinh nhóm macrolid: clarythromycin, erythromycin; nhóm ức chế protease kháng HIV: lopinavir, ritonavir, saquinavir; kháng nấm phổ rộng itraconazol. Các thuốc này sẽ làm cho nồng độ atorvastatin, simvastatin tăng cao trong máu gây đau cơ, tiêu cơ vân.
Tháng 2/2012: cảnh báo về các tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng thuốc thuộc nhóm statin: thuốc làm gia tăng lượng đường trong máu, tăng HbA1c (gây bệnh đái tháo đường týp 2 ở 9 – 13% người dùng thuốc thuộc nhóm statin). Do đó, cần kiểm tra lượng đường trong máu ở người đang dùng thuốc nhóm statin, nếu có tăng đường huyết thì dừng, chuyển dùng nhóm thuốc hạ lipid máu khác; suy giảm nhận thức (hay quên, lẫn), mất trí nhớ có thể xảy ra, đặc biệt ở người dùng thuốc nhóm statin lâu dài; một số thuốc (ức chế đồng phân P450) tương tác với lovastatin có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cơ bắp (người đang dùng thuốc này cần theo dõi các triệu chứng đau, yếu cơ để ngừng thuốc); trước khi sử dụng thuốc nhóm statin cần làm các xét nghiệm men gan và đường trong máu, nếu kết quả không bình thường thì không nên dùng (lưu ý bác sĩ trước khi kê đơn thuốc thuộc nhóm statin cho người bệnh); bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết các triệu chứng bất thường xảy ra khi đang dùng thuốc nhóm statin như: mệt mỏi, ăn không ngon, khó chịu vùng bụng trên bên phải, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,… để bác sĩ xử trí kịp thời.
Lưu ý: Không được ăn bưởi khi dùng thuốc thuộc nhóm statin (do trong dịch bưởi chứa furano coumarin làm bất hoạt, tăng giáng hóa Cyt P450), đặc biệt là simvastatin (có người đã bị tiêu cơ khi uống simvastatin với nước bưởi; có người ăn bưởi sau khi uống simvastatin đã phải đi cấp cứu do yếu cơ cả tay và chân); không dùng thuốc thuộc nhóm statin cho người mang thai, chuẩn bị mang thai, trong thời kỳ cho con bú.
Design by Hao Tran -