Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh thường gặp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh thường gặp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Ăn bơ có thể ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh như ung thư thận, ung thư vú, ung thư vòm họng...

Không ai có thể ngờ rằng, những giọt mật ong thơm ngọt lại có thể chữa được rất nhiều bệnh như tim mạch, phổi, đau răng, dạ dày hay mụn nhọt…

Bảo vệ tim mạch
Mật ong mở rộng động mạch vành và dinh dưỡng cho cơ tim và cải thiện chức năng tim, huyết áp.
Sử dụng: bị bệnh tim , liều lượng hàng ngày của 50-140 g mật ong, 1-2 tháng, bệnh có thể được cải thiện. Tăng huyết áp, mỗi buổi sáng và buổi tối uống một cốc nước mật ong. người xơ vữa động mạch ăn mật ong có vai trò bảo vệ các mạch máu và hạ huyết áp .
Trị bách bệnh bằng mật cực kỳ hiệu quả

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Cà chua: Thần dược chữa bách bệnh - Cà chua là một loại chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất trong đó có chất lycopene, một chất giúp cơ thể chống lại bênh ung thư và một số loại bệnh khác.

Cà chua: Thần dược chữa bách bệnh
Cà chua: Thần dược chữa bách bệnh

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Có rất nhiều bài thuốc giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh tiểu đường của mình, nhưng bài thuốc trị bệnh tiểu đường bằng thực phẩm vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay.

Một trong các bài thuốc trị tiểu đường đơn giản và hiệu quả nhất chính là từ các loại thực phẩm hàng ngày. Một chế độ ăn uống hợp lý và tuân thủ theo đúng các nguyên tắc trong việc điều trị sẽ rất tốt trong việc làm cải thiện tình trạng của bệnh tiểu đường cho bạn.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Loét aphthe (áp-tơ) miệng là tổn thương loét đau ở miệng với vết loét nhỏ dưới 1cm, hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ. Vị trí thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng. Loét áp-tơ là một trong những bệnh phổ biến về tổn thương niêm mạc miệng.

Nguyên nhân và triệu chứng
Loét áp-tơ là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, có một số yếu tố được coi như nguyên nhân gây bệnh: thiếu vitamin C, PP, B6, do vi khuẩn hay siêu vi trùng, do dị ứng thuốc hay thức ăn, do rối loạn nội tiết, di truyền tâm lý , thần kinh, miễn dịch.
Bệnh dễ xuất hiện khi bị một chấn thương ở niêm mạc, khi cơ thể bị stress...
Triệu chứng của bệnh thường đau, khó chịu, ăn uống kém, thường không sốt và không nổi hạch. Loét áp-tơ có những vết loét nông đứng rời rạc kích thước 1cm, sâu hơn hoặc thành một cụm... phủ lên giả mạc vàng xám và có quầng đỏ xung quanh vết loét.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Đầy hơi, trướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Thông thường, chứng đầy hơi xảy ra khi thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen hay nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzyme lactase, suy tuyến tụy. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, khi sử dụng một số loại thuốc liều cao, kéo dài có thể dẫn tới tình trạng này.

Vitamin E
Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu cám, dầu lạc, trong các hạt nảy mầm, trong rau xanh; được hấp thu qua niêm mạc ruột và cần có sự nhũ hóa của acid mật.
Vitamin E có rất nhiều tác dụng quan trọng, trong đó có tác dụng chống ôxy hóa bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, vitamin A, selen nhất là có tác dụng bảo vệ vitamin A không bị ôxy hóa.
Chính vì tác dụng chống ôxy hóa mà hiện nay, việc sử dụng vitamin E trong điều trị nhiều khi bị lạm dụng. Do đó cần phải lưu ý, khi dùng liều cao, kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy…

Sắt
Sắt hằng ngày cung cấp cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn như gan, tim, trứng, thịt nạc, hoa quả. Ở người bình thường, nhu cầu sắt khoảng 0,5 – 1mg trong 24 giờ, nhưng tăng lên gấp đôi ở phụ nữ khi hành kinh và tăng lên 5 – 6 lần ở phụ nữ mang thai.
Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mạn tính, rong kinh, trĩ, nhiễm giun móc, phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú.
Tuy nhiên cần chú ý, khi dùng đường uống, thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng lợm giọng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi… khi dùng đường tiêm có thể gây nhức đầu, buồn nôn, sốt và đặc biệt khi dùng quá liều có thể gây tử vong.
Canxi
Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, tham gia vào hầu hết các quá trình của sự sống và canxi còn có tên gọi là “nguồn gốc của sự sống”.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có thể duy trì chế độ ăn uống để cung cấp đủ canxi, nhất là với các đối tượng có nhu cầu canxi cao hơn bình thường như phụ nữ có thai, trẻ em đang phát triển, người cao tuổi… khi đó cần phải sử dụng canxi bổ sung dưới dạng thuốc. Nhưng bên cạnh tác dụng tích cực, khi dùng canxi bổ sung có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:
Đầy hơi: Đây là tác dụng phụ thường gặp và thường xảy ra khi mới bắt đầu sử dụng calcium bổ sung. Khi đã quen dần với liều lượng bổ sung calcium hằng ngày, sự đầy hơi cũng không còn xảy ra.
Buồn nôn và nôn: Bổ sung calcium liều cao lúc bụng đói có thể gây buồn nôn và nôn. Điều này gây ảnh hưởng tai hại cho hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, cần phải giảm liều lượng bổ sung calcium.
Táo bón: Đây cũng là một tác dụng phụ “kinh điển” của việc bổ sung calcium, với hệ lụy là tích lũy độc chất trong cơ thể gây trướng bụng và đau bụng.
Vitamin D
Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7 trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, trong đó D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu vitamin D của cơ thể.
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là canxi và phosphat; nó làm tăng hấp thu canxi và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Do vậy, vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ em. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng… người lớn sẽ bị loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy…
Tuy nhiên, khi nào bổ sung và bổ sung như thế nào cần có ý kiến thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng thuốc, vì bên cạnh các tác dụng như trên, nếu dùng thuốc không đúng có thể gây chứng tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, thậm chí sỏi thận, tăng huyết áp, đau nhức khớp; có thể gặp tình trạng ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy và đặc biệt là tình trạng trướng bụng đầy hơi.

Cảm cúm là bệnh thường gặp khi trời tiết trở lạnh, đặc biệt trong thời khắc giao mùa, các triệu chứng thường gặp là hắt hơi, sổ mũi, ho, đờm đặc…


Thuốc làm tăng dịch tiết
Là thuốc làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân kích thích và khi làm tan được những tác nhân đó sẽ giúp loại trừ chúng dễ dàng. Thuốc có 2 cơ chế tác dụng, một là kích thích các receptor để gây phản xạ phó giao cảm làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, nhưng liều có tác dụng thường làm đau dạ dày và có thể gây nôn. Một số thuốc thường dùng là natri iodid và kali iodid… Cần lưu ý, khi dùng kéo dài các thuốc này có thể gây tích lũy iod. Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người bị bướu giáp. Hai là, kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết, thường dùng các tinh dầu bay hơi như terpin, gaicol, eucallyptol. Những tinh dầu này còn có tác dụng sát khuẩn. Không dùng gaicol cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Thuốc làm tiêu chất nhày
Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết của niêm mạc khí – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhày, dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhày. Vì vậy, các “chất” nhày có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc sự khạc đờm. Các thuốc trong nhóm gồm có: acetylcystein, bromhexin… Tuy nhiên, các thuốc làm tiêu chất nhày có thể làm phá vỡ hàng rào chất nhày bảo vệ ở dạ dày, phải thận trọng ở những người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng.
N- acetylcystein
Đây là thuốc có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm ở phổi, tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho, dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học. Thuốc được dùng trong bệnh nhày nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh như trong viêm phế quản cấp hoặc mạn. Ngoài ra, còn dùng làm thuốc giải độc khi dùng quá liều paracetamol. Không dùng ở người có tiền sử hen (nguy cơ phản ứng co thắt phế quản). Thuốc có thể gây: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, phản ứng dị ứng. Không dùng đồng thời với các thuốc chống ho hoặc các thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản.
Bromhexin
Dùng điều trị những rối loạn hô hấp đi kèm với ho có đờm. Khi điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bromhexin làm tăng sự xâm nhập của một số kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản, tăng đáp ứng với kháng sinh. Cần thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, bệnh hen, suy gan hoặc suy thận nặng. Khi dùng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng không mong muốn do thuốc như rối loạn tiêu hóa, tăng nhẹ enzym gan, chóng mặt, nhức đầu, phát ban ở da.
Chú ý, trong điều trị ho không được dùng thuốc làm long đờm đồng thời (phối hợp) với thuốc giảm ho, vì sự phối hợp này không hợp lý. Có rất ít bằng chứng cho thấy hiệu lực của chúng, trong khi người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ức chế phản xạ ho sẽ dẫn đến ứ đọng đờm).

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Bệnh trĩ là một trong những bệnh thường gặp và có nguy cơ tăng cao. Cùng với sự phát triển của y học, có nhiều bài thuốc nam chữa bệnh trĩ tại nhà, an toàn, không gây tác dụng phụ.

Bệnh trĩ không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng đem lại không ít phiền phức, làm cho bệnh nhân sinh hoạt khó khăn trong cuộc sống. Có nhiều bài thuốc nam chữa bệnh trĩ mà bạn có thể tự bào chế tại nhà mà không cần dùng thuốc Tây.
1. Các loại lá
Trong thiên nhiên, có nhiều loại lá vừa có thể làm gia vị mà các loại lá này còn có công dụng là những bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả, không để lại tác dụng phụ. Bao gồm các loại lá: lá sung, cỏ bọng, lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, củ nghệ rửa sạch, tán nhỏ và một bát nước bồ kết đặc.

Cây thuốc trinh nữ hoàng cung là một cây thuốc quý. Cây thuốc này có nhiều công dụng không chỉ chữa các bệnh phụ khoa mà còn các bệnh khác nữa.

Trong Đông y, cây thuốc trinh nữ hoàng cung được coi là cây thuốc quý. Trong thời kì phong kiến, vì là loại cây thuốc quý nên chỉ được dùng riêng cho giới quý tộc nên được gọi là cây thuốc hoàng cung. Nhiều nghiên cứu, trong và ngoài nước cho thấy cây thuốc trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, kháng khuẩn…Từ đó, còn có công dụng chữa các bệnh phụ khoa như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi những rối loạn ở nữ…
cây thuốc trinh nữ hoàng cung 1
Hình ảnh của cây thuốc trinh nữ hoàng cung
Cây thuốc trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng, thân hành, đường kính 10 – 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 – 15 cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Cây thuốc này chủ yếu phân bố ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều như nước ta.
trinh nữ hoàng cung 2
Cây thuốc trinh nữ hoàng cung có nhiều công dụng
Cây thuốc trinh nữ hoàng cung đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh rằng khi kết hợp với một số vị thuốc khác có tác dụng chữa các bệnh như: điều trị u xơ tuyến tiền liệt ( phì đại lành tính tuyến tiền liệt), hỗ trợ điều trị ung thư vú, tử cung, dạ dày…Khi kết hợp với các loại như hoàng cầm, hoàng kì, khương hoàng, để bào chế ra viên nang Nga Phụ Khang – loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Các công dụng chính của cây thuốc trinh nữ hoàng cung
-         Đau khớp, chấn thương tụ máu:  Dùng là cây trinh nữ hoàng cung, xào nóng và đắp vào chỗ đau, tụ máu.
- Chữa ho, viêm phế quản: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, Tang bạch bì 20g, Xạ can 10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Bồng bồng 12g, lá Táo chua 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
trinh nữ hoàng cung 3
Cây trinh nữ hoàng cung có thể chữa u xơ tử cung
-         U tuyến tiền liệt và u xơ tử cung: Dùng lá trinh nữ hoàng cung sắc lên, lấy nước uống.
-         Chữa mụn nhọt và mẩn ngứa: Vì cây thuốc trinh nữ hoàng cung có tính mát, nên có tác dụng chữa mụn nhọt. Dùng lá cây trinh nữ hoàng cung, rửa sạch, đập giập và đắp nên chỗ có mụn nhọt.
Có thể thấy rằng, cây thuốc trinh nữ hoàng cung là một loại cây thuốc quý, có tác dụng điều trị nhiều bệnh nan y.

Hiện nay, số người mắc bệnh gút ngày càng tăng. Bên cạnh các liệu pháp khoa học, trong thiên nhiên cũng có những bài thuốc chữa bệnh gút hiệu quả, bạn có biết?

Gút hay còn gọi theo Đông y là thống phong là bệnh thường gặp với biểu hiện là đau nhức xương, khớp. Đây là một dạng của bệnh viêm khớp, do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khi dư thừa quá nhiều đạm. Có hai dạng bệnh gút: cấp tính và mãn tính. Người bị bệnh gút thường bị những cơn đau hành hạ ở các khớp xương, đặc biệt là ở các khớp xương ở ngón chân cái, đầu gối, mắt cá chân…vào ban đêm.
Design by Hao Tran -